BÃI NGÙ - TỬ ĐỊA

Thông tin chi tiết

Bãi ngù có gài lựu đạn chống trực thăng đỗ quân, xe tăng, bộ binh càn vào khu căn cứ. Trong kháng chiến, bao giờ trực thăng Mỹ cũng chọn đồng cỏ, bãi trống làm bãi đáp để thả quân càn quét và xe tăng Mỹ (chiến trường đồng nước có xe lội nước M113) cũng phải chọn đồng trống làm hướng tấn công. Vì vậy, thời kỳ này rất nhiều nơi xung quanh căn cứ và các cơ ngành tỉnh, những nơi đồng trống đều được gài chông, mìn, lựu đạn. Đây là những “bãi chết”. Những bãi này lựu đạn gài rút chốt sẵn (mùa nước nổi thì gài lựu đạn có dây vướng nổ), mức độ nguy hiểm cao và tác dụng lâu dài nên sau khi gài trái xong đều được cắm cọc, giăng dây, buộc ngù… để làm dấu và chen vào đó là những bảng “tử địa” (màu đỏ, có hình đầu lâu), hay bảng “hầm chông chống Mỹ, binh sĩ đừng đi”; “ác ôn đi trước, yêu nước đi sau”. Biết điểm yếu của địch khi có thương binh, tử sĩ bị trúng đạn thì bao giờ chúng cũng phải cố tập trung lấy xác cho được, nên các bãi tử địa này ông cha ta luôn bố trí lựu đạn tập trung co cụm (nổ lần đầu là cụm khói nhỏ, tại đó nổ lần sau sẽ là cụm khói bốc cao hơn, rộng hơn và sát thương nhiều hơn). Điều này đã làm cho chúng hoang mang lo sợ. Trong thực tế, có những giai đoạn, hằng ngày đều có máy bay trực thăng, hằng tuần đều có xe lội nước M113 tấn công vào khu vực căn cứ, nhưng trực thăng chỉ đáp một vài bãi trống quen thuộc, an toàn. Chúng thả quân, co cụm tại chỗ, bắn phá lung tung và lên trực thăng đi nơi khác; xe lội nước cũng chọn hướng đi và chỉ đi lại những lối mòn quen thuộc. Nơi nào chúng chưa từng đặt chân đến, dù đồng trống, chúng cũng ít khi vào (bắn phá hình thức). Có nhiều lần địch đỗ quân cách căn cứ Xẻo Quít năm trăm mét, một, hai cây số kéo vào; có lần xe M113 từ Kiến Văn lủi vô cận khu vực bố trí chiến đấu của ta, nhưng khi gặp bãi tử địa, chúng ngán sợ lùi ra, kéo đi nơi khác.

BAI NGU - DEATH GROUND

Detailed information

Bai Ngu with anti-helicopter grenades to park troops, tanks, and infantry into the base area. During the resistance war, American helicopters always chose grasslands and empty fields as landing zones to drop troops to sweep and American tanks (in the field with M113 amphibious vehicles) also had to choose the open field as the direction of attack. Therefore, during this period, many places around the base and provincial offices, in the open fields, were planted with spikes, mines, and grenades. These were the "dead zones". These yards hadd grenades with pegs attached (in the flood season, grenades with explosive wires are installed), the level of danger was high and the effects were long-lasting, so they can be staked, tied, tied... to make a sign and interspersed with "death" boards (red, with a skull image), or "underground anti-American, soldiers don't go"; "Evil go first, patriotism follows". Knowing the enemy's weakness when wounded and dead soldiers suffered from bullets, they always concentrated trying to collect bodies, so in these death grounds, our soldiers always arranged grenades to cluster together (the first explosion was a small cluster of smoke, the next one would be a higher, wider and more damaging smoke cluster). This made them panic. In fact, there were stages when there were helicopters every day, and M113 amphibious vehicles attacked the base area every week, but the helicopter only landed in a few familiar and safe areas. They garrisoned, clustered at the same place, bombarded wildly, and got on helicopters to go elsewhere; amphibious vehicles also chose the direction and went only familiar trails. They had rarely entered the strange place, even in the open-space field. There were many times when the enemy garrisoned five hundred meters away from Xeo Quyt base, one or two kilometers to pull in; once, an M113 vehicle from Kien Van slipped into the vicinity of our combat layout, but when they encountered the death ground, they were afraid, retreated and dragged to other place.

问卷调查展示