null Bà Lê Thị Huệ (Năm Vạn), sinh năm 1930 mất ngày 13/7/2022. Bà Lê Thị huệ (bí danh Thanh Vân, Năm Vạn), sinh ngày 31 tháng 3 năm 1930, mất ngày 13/7/2022 tại làng Hòa An, quận Cao Lãnh, tỉnh Sa Đéc (nay là phường Hòa Thuận, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp).

Trang chủ TU LIEU

Bà Lê Thị Huệ (Năm Vạn), sinh năm 1930 mất ngày 13/7/2022. Bà Lê Thị huệ (bí danh Thanh Vân, Năm Vạn), sinh ngày 31 tháng 3 năm 1930, mất ngày 13/7/2022 tại làng Hòa An, quận Cao Lãnh, tỉnh Sa Đéc (nay là phường Hòa Thuận, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp).


Bà Lê Thị huệ (bí danh Thanh Vân, Năm Vạn), sinh ngày 31 tháng 3 năm 1930, mất ngày 13/7/2022 tại làng Hòa An, quận Cao Lãnh, tỉnh Sa Đéc (nay là phường Hòa Thuận, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp).

 

Năm 1942-1944, bà học tại trường tiểu học Hòa An, sau đó học trường trung học Gia Long, Sài Gòn. Bà đã được chị ba tên là Lê Thị Thủy, đoàn trưởng Phụ nữ cứu quốc tỉnh Sa Đéc (sau bà Sáu Ngài) hướng bà theo con đường cách mạng và gắn bó cuộc đời mình với công tác phụ nữ.
Bà chính thức tham gia cách mạng khi vừa tròn 16 tuổi (khoảng tháng 6 năm 1946), sinh hoạt trong tổ Phụ nữ cứu quốc xã Hòa An. Tháng 9/1947, bà là tổ trưởng tổ phụ nữ cứu quốc xã Hòa An. Tháng 01 năm 1948, bà là đoàn phó, sau là đoàn trưởng Ban Chấp hành phụ nữ cứu quốc xã Hòa An.
Tháng 8-1948, bà được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam).
Từ tháng 02/1949 đến 01/1951, bà là đoàn phó rồi đoàn trưởng Ban Chấp hành Phụ nữ cứu quốc huyện Cao Lãnh. Tháng 10/1951, bà là Ủy viên Ban Chấp hành Phụ nữ cứu quốc tỉnh Sa Đéc (sau là tỉnh Long Châu Sa). Tháng 12/1953 đến 10/1954, bà là Ủy viên Ban Chấp hành Phụ nữ xã Mỹ Ngãi và giáo viên dạy bình dân học vụ ở kênh Ông Kho (căn cứ kháng chiến).
Sau thời gian tập kết chuyển quân theo Hiệp định Geneve (1954), bà được bố trí ở lại, rút vào hoạt động bí mật. Cuối năm 1954, bà là Ủy viên Ban Phụ vận tỉnh Kiến Phong, được phân công bám địa bàn hai xã Mỹ Ngãi và Hòa Hòa An.
Năm 1959, do bị bại lộ, bà được rút về cơ quan Tỉnh ủy, làm cộng tác viên phụ trách phụ vận và học sơ cấp chính trị tại trường Đảng Trần Phú của Khu ủy, sau đó về mở lớp đào tạo cán bộ cốt cán phụ vận cho cơ sở.
Tháng 11 năm 1960, bà được điều về làm Huyện ủy Huyện Cao Lãnh, phụ trách hai xã Tân An (nay là Mỹ Tân), Mỹ Ngãi và sau đó bà phân công về xã Tân Tịch và Tịnh Thới. Trước chủ trương khôi phục lại các đoàn thể thanh niên, phụ nữ, nông dân đã giải tán (1954), bà cùng với cán bộ Thanh vận và Nông vận thảo Điều lệ cho các tổ chức đoàn thể hoạt động trở lại.
Tháng 10/1961, bà là Trưởng Ban phụ vận Tỉnh Kiến Phong. Ngày 01/6/1962, bà học trung cấp chính trị Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc miền Nam.
Ngày )8/3/1963, thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Giải phóng tỉnh Kiến Phong, bà được bầu làm Hội trưởng Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ Giải phóng tỉnh Kiến Phong, Ủy viên Thường vụ Ban Chấp hành Phụ nữ Khu Trung Nam Bộ, Tỉnh ủy viên Tỉnh ủy Kiến Phong.
Tháng 6/1967 đến  5/1968, bà được phân công phụ trách ba xã: Hòa An, Tân Thuận Đông, Tân Thuận Tây, vùng tiếp giáp thị xã Cao Lãnh.
Tháng 10/1968, bà được rút lên Hội Liên hiệp Phụ nữ Giải phóng Khu 8 (Khu Trung Nam Bộ). Từ tháng 10/1973 đến 3/1976, bà là Hội Phó ban Chấp hành Phụ nữ Khu Trung Nam Bộ, được phân công hoạt động trên chiến trường Gò Công, Mỹ Tho Bến Tre.
Năm 1974, bà được cử tham gia phái đoàn phụ nữ miền Nam ra Hà Nội dự Đại hội Hội Liên Hiệp Phụ nữ Việt Nam (lần thứ IV).
Cuối năm 1974, bà trở về miền Nam. Đầu năm 1975, chuẩn bị giải phóng miền Nam, bà là thành viên Ban Chỉ huy tiền phương của Khu ủy Khu 8.
Tháng 6/1976, bà được điều về công tác tại tỉnh Đồng Tháp và được bầu làm Hội trưởng Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tỉnh Đồng Tháp, khóa đầu tiên sau giải phóng miền nam, thống nhất đất nước và là Tỉnh ủy viên.
Tháng 7/1981 đến tháng 5/1982, bà là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Tháng 5/1982 đến tháng 11/1985, bà là Ủy viên Đảng đoàn, Ủy viên Ban Thư k‎ Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
Tháng 11/1985 đến tháng 01/1989, bà là Phó ban Dân vận Tỉnh ủy Đồng Tháp. Tháng 02/1989, bà nghỉ hưu tại xã Hòa An, thành phố Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp (nay là phường Hòa Thuận, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp).
Ở tuổi ngoài 80, bà vẫn tích cực tham gia các hoạt động xã hội và đóng góp cho quê hương. Bà là chủ nhiệm CLB cán bộ hội Phụ nữ hưu trí tỉnh Đồng Tháp, Ủy viên Thường vụ hội Khuyến học, Ủy viên Thường trực người khuyết tật, trẻ mồ côi và bệnh nhân nghèo, Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đồng Tháp, chủ nhiệm CLB ông bà cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo phường Hòa Thuận…
Bà Lê Thị Huệ đã được Đảng và Nhà nước tặng Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng, Huân chương độc lập hạng Nhì, Huân chương quyết thắng hạng Nhất, Huân chương kháng chiến hạng Nhất, Huân chương lao động hạng Nhì và nhiều hình thức khen thưởng khác.